• 3/5/2019
  • Admin
  • Mục: Hình ảnh hoạt động

HASKY GROUP GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM NHÔM KÍNH THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

Lâu nay, người tiêu dùng chỉ biết về sản phẩm Nhôm Kính thông qua các sản phẩm được lắp đặt tại các Khu đô thị, chung cư, Trung tâm thương mại, Công trình công cộng như Sân bay, Nhà ga,…

HASKY GROUP giới thiệu tổng quan về sản phẩm Nhôm Kính cho các khách hàng và những lưu ý cần thiết phục vụ cho việc chọn lựa theo đúng nhu cầu, tính tiện dụng, phù hợp về chi phí,…

  • VỀ NHÔM: hiện nay, trên thị trường có một số chủng loại hệ nhôm Profile như sau:
  • Hệ Nhôm của các hãng: SCHUCO, ALUK, TECHNAL, REYNAERS, XINGFA, VIETPHAP,… Đây là các Profile cho các Hãng đưa ra theo đặc thù riêng của mình, do biên dạng, cân nặng của Nhôm, tính độc đáo,… mà giá Nhôm của các hãng là khác nhau, đặc biệt đối với các sản phẩm có kích thước siêu trọng, siêu khổ
  • Hệ Nhôm do các đơn vị gia công Nhôm Kính thực hiện thiết kế riêng cho từng Dự án, hoặc thiết kế riêng cho Đơn vị của mình như: SKY ALUMINIUM của HASKY 

Điều đáng nói là các loại Nhôm Profile đều sử dụng PHÔI NHÔM tiêu chuẩn 6063-T5. Điều khác biệt giữa các hãng và chất lượng của sản phẩm Profile bao gồm 2 yếu tố:

[1]: Chất lượng của Khuôn đúc và Quy trình giám sát để cho ra thanh nhôm Profile trước khi thực hiện công tác sơn và gia công

[2]: Chất lượng của các lớp sơn phủ. Tất cả các hãng Nhôm nêu trên không sản xuất phôi Nhôm cũng như Sơn, mà chỉ thực hiện công tác đùn Profile và sơn bề mặt theo các yêu cầu của khách hàng. Sự khác biệt lớn nhất của thanh Profile Nhôm nằm ở sơn bề mặt. Khách hàng có thể lựa chọn sơn của các hãng danh tiếng khác nhau như: Jotun, AkzoNobel, PPG, Nippon, Sigma,…Đồng thời, quy trình Sơn cũng sẽ được tuân thủ các tiêu chuẩn khác nhau như: AMMA 2603/2604/2605 hoặc Qualicoat Class1/Class2/Class3 tùy thuộc vào việc Thời gian bảo vệ lớp sơn phủ là 5/10/15/25 năm.

Bề mặt phủ, Khách hàng có thể lựa chọn các hình thức: Sơn nước (PVDF), Sơn bột tĩnh điện (Powder coating), Điện phân (Anodized).

 

  • VỀ KÍNH: cần phân biệt giữa Kính phôi (kính nguyên liệu) và Kính thành phẩm (Kính sử dụng kèm với Nhôm để tạo nên sản phẩm Nhôm Kính cuối cùng đưa đến cho người sử dụng).
  • Kính nguyên liệu: Có các loại Kính cơ bản thường được sử dụng đối với sản phẩm Nhôm Kính như sau:
  • Kính trắng
  • Kính màu
  • Kính phản quang: là dạng kính màu có phủ lớp phản quang (ít sử dụng)
  • Kính cản nhiệt (Low-e): bao gồm Low-e phủ cứng và Low-e phủ mềm

Kính Low-e phủ cứng là loại kính được Nhà sản xuất phủ lớp Low-e ngay trong quá trình đùn ra Kính nguyên liệu (kính phôi), sau khi hoàn thành lớp Low-e được chìm vào trong Kính. Do đó, trong quá trình sử dụng sau này, Kính có thể được bảo quản trong thời gian rất lâu và dễ dàng trong quá trình gia công Kính thành phẩm.

Kính Low-e phủ mềm là loại kính được Nhà sản xuất phủ lớp Low-e sau khi đã hoàn thành công tác đùn ra Kính nguyên liệu (kính phôi). Do đó, lớp Low-e được PHẾT lên bề mặt tấm kính nên trong quá trình bảo quản và gia công Kính thành phẩm cần chú ý nhiều để tránh làm hỏng lớp Low-e trên Kính, đồng thời thời gian bảo quan của Kính nguyên liệu chỉ tối đa là 6 tháng, và khi mở kiện kính thì phải sử dụng hết trong vòng 24 giờ.

  • Kính thành phẩm: Tùy vào nhu cầu sử dụng, Kính thành phẩm có các loại như sau:
  • Kính dán
  • Kính cường lực, bán cường lực
  • Kính hộp

Chất lượng của Kính thành phẩm sử dụng trong các sản phẩm Nhôm Kính hoàn toàn phụ thuộc vào 2 yếu tố: (1) chất lượng của phôi kính (2) chất lượng và quy trình thực hiện công tác gia công của các Đơn vị gia công Kính. Trong công tác gia công thì phụ thuộc vào các yếu tố:

(a) Quy trình kiểm soát chất lượng gia công,

(b) Hệ thống máy thiết bị thực hiện gia công (máy từ các hãng của Châu Âu sẽ cho sản phẩm khác với máy từ các hãng của Trung Quốc,…),

(c) một số vật tư phụ trong công tác gia công như: Film dán, keo kính hộp, spacer, khí Argon,…

Khi lựa chọn về Kính thành phẩm, thì Người sử dụng cần quan tâm đến các chỉ tiêu của Kính như:

  • LT- Light Transmission: (Độ truyền sáng) Tỷ lệ ánh sáng được truyền qua tấm kính khi tác động vào tấm kính
  • LR- Light Reflection: (Độ phản xạ ánh sáng) Tỷ lệ ánh sáng phản ngược trở lại khi tác động vào tấm kính
  • LA- Light Absorption: (Độ hấp thụ ánh sáng) Tỷ lệ bị giảm do bản thân tấm kính hấp thụ (kính trắng ~0, kính màu thấy rõ nét
  • DET- Direct Energy Transmission: (Độ truyền năng lượng trực tiếp) Số năng lượng truyền qua trực tiếp khi tiếp xúc với kính
  • ER- Energy Reflection: (Độ phản xạ năng lượng) Số năng lượng phản ngược trở lại khi tác động vào tấm kính.
  • EA- Energy Absorption: (Độ hấp thụ năng lượng) bản thân tấm kính hút năng lượng (nóng kính)
  • SF: Solar Factor: tổng năng lượng được tính cho bên trong nhà qua tấm kính (indoor)
  • SC: Shading Coefficient: (Hệ số bóng râm ) Hệ số che râm đo lường năng lượng mặt trời truyền qua kính so với năng lượng truyền qua kính trong suốt dày 3mm. Hệ số che râm càng thấp thì chất lượng che ánh nắng mặt trời của hệ thống kính càng tốt.
  • SHGC- Sunergy Heat Gain Coefficent: Hệ số SHGC là tỷ lệ năng lượng mặt trời xâm nhập vào không gian bên trong tòa nhà thông quan hệ thống cửa sổ, cửa đi bởi bức xạ mặt trời. SHGC là thông số đặc trưng nhiệt được sử dụng để xác định lượng hấp thụ năng lượng mặt trời thông qua hệ thống cửa sổ và có giá trị từ 0 tới 1
  • U value: Hệ số truyền nhiệt U xác định lượng nhiệt từ bên trong thất thoát ra bên ngoài. Giá trị này càng thấp thì nhu cầu năng lượng cần thiết để sưởi ẩm/lạnh càng ít.

Trên thị trường hiện nay, đa số các đơn vị được gọi là Thi công Nhôm Kính thì chỉ thực hiện khâu gia công Nhôm sau đó mua các sản phẩm Kính thành phẩm từ các đơn vị gia công Kính để thực hiện công tác lắp ráp ra sản phẩm Nhôm Kính cuối cùng.

HASKY GROUP  là một trong số ít các Đơn vị Thi công Nhôm Kính có đủ dây chuyền gia công Nhôm và gia công Kính trong cùng 1 Nhà máy. Do đó, HASKY có thể kiểm soát đầy đủ các quy trình gia công các nguyên liệu Nhôm & nguyên liệu Kính để đem đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng được Chất lượng nhất, đáp ứng các yêu cầu của Khách hàng.

Nội dung cùng chủ đề